|

Dẫn đầu xu thế, Dẫn lỗi tương lai

Nổi bật

Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text.

Quy chế tuyển sinh 2022

 THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021

*********

Tên trường: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Mã trường: TDV  

Trụ sở chính: Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: (0238) 3855452 - Fax: (0238) 3855269

Website: www.vinhuni.edu.vn Email: vinhuni@vinhuni.edu.vn



 

1. Đối tượng tuyển sinh

- Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh là người nước ngoài có nguyện vọng học tập.

2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước và các thí sinh là người nước ngoài.

Đọc tiếp »

Ngành Ngôn ngữ Anh

 Ngôn ngữ Anh được coi là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới và ngày càng phổ biến, vì vậy, giỏi tiếng Anh sẽ tạo ra cho bạn lợi thế rất lớn về công việc trong xu thế hội nhập. Việc lựa chọn ngành Ngôn ngữ Anh chính là một bước khởi đầu quan trọng cho một tương lai đầy thành công.

1. Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Anh

  • Ngành ngôn ngữ Anh (tiếng Anh là English Studies) là một ngành học chuyên nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ muốn làm việc trong môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài
Đọc tiếp »

Ngành Luật

 Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

1. Tìm hiểu về ngành Luật

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân... 
Tìm hiểu về ngành Luật

2. Chương trình đào tạo ngành Luật 

Đọc tiếp »

Ngành Quản lý nhà nước

 Quản lý nhà nước là một ngành học chưa phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, ngành học này chưa có nhiều người biết đến và theo học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quản lý nhà nước và cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này.

1. Tìm hiểu ngành Quản lý nhà nước

  • Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
  • Ngành Quản lý nhà nước (tiếng Anh là State Management) là một ngành học về những thủ tục hành chính nhà nước, nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị - xã hội.
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư. Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể:
    • Trung thành với Đảng, nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
    • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức;
    • Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả;
    • Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm;
    • Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc;
    • Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới;
    • Hiểu biết xã hội;
    • Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.
Ngành Quản lý nhà nước
Đọc tiếp »

Ngành Kỹ thuật phần mềm

 Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường công nghệ khiến cơ hội và nhu cầu của ngành Kỹ thuật phần mềm ngày càng lớn. Đây là ngành học được đánh giá cao trong nhóm ngành Công nghệ thông tin. Bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành học tiềm năng này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật phần mềm

  • Kỹ thuật phần mềm (tiếng Anh là Software Engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học Kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử và bảo trì phần mềm. Ngành Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm và kỹ nghệ hệ thống.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm cung cấp những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
  • Phân biệt Kỹ thuật phần mềm và Công nghệ thông tin: Kiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật phần mềm là một ngành chuyên sâu trong ngành Công nghệ thông tin. Nếu học ngành Công nghệ thông tin sẽ cho bạn biết về phương diện rộng của lĩnh vực nói chung, “tin học hóa” các quy trình, hệ thống sản xuất, hoặc ngay cả trong đời sống. Còn Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về viết (develop), kiểm thử (test), hay thậm chí là bảo dưỡng (maintain) phần mềm.


Ngành kỹ thuật phần mềm
Đọc tiếp »

Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

 Điện tử - Viễn thông đang không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

  • Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông) hiểu đơn giản là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông, người học có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại. Qua đó, sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Đồng thời, có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Kiến thức ngành học này bao gồm: cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông 
Đọc tiếp »

Ngành Kỹ thuật xây dựng

 Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực có liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt, tòa nhà hay cao ốc... Ngành Kỹ thuật xây dựng đang thu hút sự quan của nhiều bạn trẻ trong thời gian gần đây. Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng 

  • Ngành Kỹ thuật xây dựng (một số trường đại học là ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng) là chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình, có kiến thức tổng hợp để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng.
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng về phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học nâng cao về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng...
  • Ngoài ra, ngành Kỹ thuật xây dựng đào tạo sinh viên khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, vấn đề an toàn lao động và giúp nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định pháp luật trong xây dựng, giúp sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường công việc. Bộ môn ngành Kỹ thuật xây dựng gồm có:  Sức bền vật liệu, vật liệu xây dựng, kiến trúc công nghiệp, nền và móng, kết cấu bê tông, cấp thoát nước, tổ chức thi công, an toàn lao động…
Ngành Kỹ thuật xây dựng
Đọc tiếp »

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 Đất nước ta hiện nay đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho nên mọi lĩnh vực, ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế, kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa luôn có thu nhập cao và không bao giờ lo thất nghiệp. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

  • Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (một số trường đại học là ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa) là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện... Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp

Đọc tiếp »

Ngành Kinh tế xây dựng

 Kinh tế xây dựng là chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế và quản lý xây dựng. Đây là ngành học được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu liên quan mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Kinh tế xây dựng.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế xây dựng 

  • Ngành Kinh tế xây dựng (tiếng Anh là Construction Economics) là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng…
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình…
  • Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.. để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
Thông tin tổng quan ngành Kinh tế xây dựng
Đọc tiếp »

Ngành Kế toán

 Ngành Kế toán là một ngành rất phổ biến và có tính ổn định cao do nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào. Vì vậy, Kế toán là một ngành học được nhiều người quan tâm và theo học.

1. Tìm hiểu ngành Kế toán

  • Kế toán (tiếng Anh là Accountant) là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
  • Kế toán được chia thành hai loại:
    • Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
    • Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
  • Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
    • Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
    • Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
    • Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
    • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Những điều cần biết khi theo học ngành Kế toán
Đọc tiếp »

Ngành Kinh tế

 Ngành Kinh tế hiện nay được nhiều rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy ngành này học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế

  • Ngành Kinh tế hay Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế cung cấp những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, có đủ trình độ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Theo học ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học ứng dụng, có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; có khả năng nghiên cứu và học tập ở bậc cao hơn.
  • Bên cạnh đó, khối ngành về Kinh tế  rất rộng và đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, tùy vào mục đích của từng trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau, ngoài các kiến thức tổng quan về Kinh tế học thì các trường còn đào tạo các kiến thức chuyên sâu như các chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế...

Ngành Kinh tế đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu

Đọc tiếp »

Ngành Du lịch

 Du lịch là một trong những ngành học hot được đông đảo thí sinh lựa chọn trong những mùa tuyển sinh gần đây. Chính vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo mở ra đào tạo ngành Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

1. Tìm hiểu về ngành Du lịch

  • Du lịch (tiếng Anh là Tourism) là hoạt động khám phá của con người khi vượt ra khỏi nơi làm việc và nơi sinh sống hàng ngày để đến một nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi hoặc chữa bệnh, hoạt động tâm linh, phục vụ mục đích vui chơi giải trí…
  • Ngành Du lịch là ngành đào tạo ra những sinh viên có năng lực làm việc ở các vị trí điều hành và quản lý điều hành trong lĩnh vực du lịch khách sạn nhà hàng trong nước và quốc tế. Có kiến thức về quản trị, có kỹ năng nghiệp vụ trong tất cả các bộ phận của nhà hàng và khách sạn. Có trình độ ngoại ngữ nhất đinh, phục vụ cho việc hướng dẫn viên và những công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch sau này.
  • Sinh viên khi theo học ngành Du lịch sẽ được trang bị mọi kiên thức liên quan tới ngành nghề theo học. Được học tập những môn cơ sở ngành Du lịch, môn học đại cương như Triết học Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Việt Nam… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là rất có tương lai. Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch - nghề hái ra tiền. Làm tại Bộ văn hó thể thao và Du lịch, điều hành công ty du lịch, chuyên viên tổ chức du lịch tại các nhà hàng và khách sạn…
Hướng đi mở rộng khi học ngành Du lịch
Đọc tiếp »

Ngành Công tác xã hội

 Ngành Công tác xã hội trong vài năm trở lại đây đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên của các thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường cao đẳng, đại học; bởi cơ hội việc làm tốt và mức thu nhập ổn định. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Công tác xã hội

  • Ngành Công tác xã hội (tiếng Anh là Social Work) là ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
  • Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
  • Sinh viên khi theo học ngành Công tác xã hội sẽ được cung cấp mọi kiến thức liên quan tới ngành nghề học tập, những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Những môn học như Xã hội học đại cương, tâm lý học phát triển, Pháp luật về các vấn đề xã hội… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của một sinh viên Công tác xã hội đó là làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy và đào tạo ngành Công tác xã hội, làm tại các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, cán bộ hỗ trợ như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện…
Công tác xã hội là một ngành học đày thú vị
Đọc tiếp »

Ngành Điều dưỡng

 Những năm gần đây, ngành Điều dưỡng được nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng

  • Điều dưỡng (tiếng Anh là Nursing) là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và chấn thương; thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
  • Mục tiêu của ngành Điều dưỡng đó là đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên, sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm trước sức khỏe của người dân, người bệnh. Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc. Có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn. Có kiến thức tốt về khoa học xã hội - khoa học tự nhiên - khoa học chuyên ngành về khối ngành chăm sóc sức khỏe của người bệnh và ngành điều dưỡng, từ đó chăm sóc người bệnh, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
  • Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được trang bị những kiến thức chuyên môn chuyên ngành tạo tiền đề tốt nhất phục vụ vấn đề làm việc sau khi ra trường. Được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và khỏi bệnh nhanh chóng. Biết kiểm tra tình tạng bệnh nhân, kê toa thuốc, trị liệu...
Ngành Điều dưỡng - ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích
Đọc tiếp »

Ngành Báo chí

 Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Ngành Báo chí giúp đào tạo ra những phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp cung cấp hệ thống thông tin về những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày.

1. Tìm hiểu ngành Báo chí

Ngành báo chí (tiếng Anh là Journalism) là ngành học chuyên đào tạo những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức, năng lực thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Giúp sinh viên nhận thức trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo để phục vụ trong các cơ quan Báo chí, Tạp chí của Nhà nước.

  • Ngành báo chí trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Giúp sinh viên nắm được các khuynh hướng vận động phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách có hệ thống.
  • Sinh viên học ngành Báo chí được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp như: Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí. Biết cách tổ chức công việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập trong phát hiện, khai thác thông tin.
  • Ngành Báo chí giáo dục sinh viên về ý thức tự giác nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phục vụ nhân dân, và thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn.
  • Học ngành Báo chí giúp sinh viên hiểu được yêu cầu về tính chính xác cao, tính công bằng và trung thực trong báo chí và vận dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí.
  • Bên cạnh đó, ngành Báo chí còn đào tạo khả năng tư duy, sáng tạo tác phẩm báo chí cho sinh viên như: Báo in, báo truyền hình, báo phát thanh... Và cách thẩm định nguồn thông tin nhanh, chính xác nhất.
  • Ngành Báo chí cung cấp kiến thức về nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website, hay xây dựng kịch bản một cách hoàn thiện về một chương trình phát thanh, truyền hình.
  • Theo học ngành Báo chí, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành: Báo in, Báo chí đa phương tiện, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình...
Ngành Báo chí mở ra nhiều cơ hội trong tương lai
Đọc tiếp »

Ngành Giáo dục Tiểu học

 Hiện nay, ngành Giáo dục Tiểu học đang thiếu hụt nhân lực trên cả nước, bên cạnh đó, các trường dân lập, tư thục, quốc tế mở ra ngày càng nhiều cũng có nghĩa sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm

1. Tìm hiểu ngành Giáo dục Tiểu học

  • Giáo dục Tiểu học (tiếng Anh là Primary Education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc, Là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất).
  • Ngành Giáo dục Tiểu học hay Sư phạm Tiểu học là chuyên ngành đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một ngành quan trọng trong hệ giáo dục của nước ta bao gồm cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng, đại học.


Đọc tiếp »

Ngành Giáo dục Thể chất

 Ngành Giáo dục Thể chất tuy không phải là một ngành mới nhưng hiện nay rất ít người hiểu rõ về ngành học này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời các câu hỏi học ngành Giáo dục Thể chất ở đâu và ngành này ra trường làm gì.

1. Tìm hiểu ngành Giáo dục Thể chất

  • Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
  • Đây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục Thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.


Đọc tiếp »

Ngành Giáo dục Mầm non

 Ngành Giáo dục Mầm non đang là ngành học được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là các bạn nữ ưu tiên chọn ngành học này để theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ngành Giáo dục Mầm non, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Giáo dục Mầm non

  • Giáo dục Mầm non (tiếng Anh là Early Childhood Education) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em.
  • Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
  • Ngành Giáo dục mầm non hay còn gọi là Sư phạm Mầm non là công việc nuôi dưỡng, chăm sóc dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Đặc thù công việc của giáo viên Mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ, đòi hỏi giáo viên Mầm non khả năng giao tiếp truyền đạt tốt đến các trẻ và các kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện…
  • Họat động trong một ngày của giáo viên Mầm non:
    • Buổi sáng, các cô đến trường mở cửa phòng, thông thóang phòng ốc;
    • Kê bàn, ghế chuẩn bị tiết học;
    • Thể dục buổi sáng;
    • Thực hiện tiết học chính;
    • Kết thúc giờ học, làm vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn trưa;
    • Cô phụ giúp một số cháu khó ăn;
    • Kết thúc giờ ăn là giờ ngủ của cháu(các cô thay phiên nhau trực trưa);
    • Đầu giờ chiều, tập thể dục đầu giờ chiều cho các cháu thỏai mái tinh thần;
    • Chẩn bị cho trẻ ăn xế;
    • Trước khi về vệ sinh các cháu sạch sẽ, thay quần áo mới, thu dọn đồ đạc cá nhân vào ba lô của các cháu mang về nhà;
Đọc tiếp »

Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

 Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh không phải là một ngành học mới, tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh và học sinh những thông tin cơ bản về ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh trước khi thi tuyển vào ngành này.

1. Tìm hiểu về ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

  • Giáo dục Quốc phòng - An ninh (tiếng Anh là National Defense and Security Education) là môn học được luật định, nó được thể hiện rất rõ trong đường lối giáo dục của Đảng và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
  • Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh nhằm giúp cho sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là chuyên ngành đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh có phẩm chất của người giáo viên nhà nước XHCN Việt Nam; tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh; có sức khoẻ, có ý thức trách nhiệm cao và tác phong mẫu mực.
  • Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm:
    • Khối kiến thức giáo dục đại cương với các học phần bắt buộc; kiến thức chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành quốc phòng, an ninh;
    • Những vấn đề về kết hợp quốc phòng với kinh tế, đối ngoại, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập;
    • Được trang bị về kỹ năng như: thành thạo trong giảng dạy; thuần thục thao tác kỹ năng quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh và hiểu biết các thiết bị quân sự khác; hiểu biết và thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đọc tiếp »

Ngành Giáo dục Chính trị

 Trong xã hội hiện đại, Giáo dục chính trị là ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội. Để hiểu rõ hơn về ngành Giáo dục Chính trị, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Giáo dục Chính trị

  • Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.
  • Giáo dục Chính trị (tiếng Anh là Political Education) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.
  • Chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Tin học

 Hiện nay, ngành Sư phạm Tin học đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất đa dạng, không chỉ đi dạy học mà còn có thể làm nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vậy ngành Sư phạm Tin học là gì và ngành này sau khi ra trường có thể làm những công việc gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tin học 

  • Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.
  • Sư phạm Tin học (tiếng Anh là Infomatics Teacher Education) là ngành đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn Tin ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
  • Sinh viên ngành Sư phạm Tin học được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị kiến thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học Tin học để trở thành người giáo viên Tin học trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Lịch sử

 Ngành Sư phạm Lịch sử là ngành học thú vị dành cho những bạn trẻ yêu thích tìm hiểu về lịch sử trong nước cũng như lịch sử thế giới. Sau khi học ngành này bạn sẽ có vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Với những kiến thức được trang bị trong nhà trường bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như giảng dạy, nghiên cứu... về lịch sử.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Lịch sử

  • Ngành Sư phạm Lịch sử (History Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên môn Lịch sử, có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Lịch sử; có khả năng giảng dạy các kiến thức Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
    • Nắm vững nội dung, cấu trúc, chương trình, lý luận về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử và biết vận dụng phù hợp từng phương pháp cụ thể trong dạy học lịch sử ở bậc Trung học phổ thông.
    • Nắm được các kiến thức cơ bản về Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương có hệ thống sát với chương trình phổ thông, đặc biệt là cấp Trung học phổ thông.
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể dạy bộ môn Lịch sử tại các trường THPT và THCS, làm việc tại các cơ quan nghiên cứu Lịch sử, các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Sinh viên giỏi có thể đảm nhận giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, làm nghiên cứu viên tại các Viện Nghiên cứu khoa học xã hội và các Viện Nghiên cứu giáo dục của Trung ương và ở các tỉnh trong nước.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

 Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là một ngành học còn khá mới ở nước ta, hiện trên cả nước chỉ có một vài trường đại học đào tạo ngành này. Vậy ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là gì và có những trường nào xét tuyển ngành học này? Hãy tìm hiểu những thông tin tổng quan về ngành học mới mẻ này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

  • Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (tiếng anh là The Degree of Bachelor in Natural Science Education) là ngành đào tạo giáo viên giảng dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) tại các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành học này được mở ra nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội về đội ngũ giáo viên có thể dạy học tích hợp; chương trình thường xuyên cập nhật, đảm bảo phù hợp với thực tế.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục áp dụng vào phát triển chương trình nhà trường môn Khoa học tự nhiên; kỹ thuật và công nghệ dạy học hiện đại; bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên ở trường THCS; thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học khoa học tự nhiên. Các kiến thức cơ bản, cốt lõi về Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay ở nước ta.
  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện việc giảng dạy các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất theo hướng tích hợp liên môn; đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục.

Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên là một ngành học còn khá mới ở nước ta

Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Hóa học

 Những năm gần đây, ngành Sư phạm Hóa học được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất đa dạng, ngoài giảng dạy chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau liên quan đến lĩnh vực Hóa học. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết hiểu rõ hơn về ngành học thú vị này nhé!

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Hóa học

  • Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, đây là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
  • Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
  • Ngành Sư phạm Hóa học (tiếng Anh là Chemistry Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc phổ thông trung học, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Địa lý

 Ngành Sư phạm Địa lý là một ngành học hấp dẫn, thú vị được nhiều sinh viên theo học. Đây là một ngành học năng động bởi sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin khái quát về ngành Sư phạm Địa lý.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Địa lý

  • Ngành Sư phạm Địa lý (Geography Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy Địa lý ở trường Trung học phổ thông; đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
    • Nắm vững những khái niệm và những tri thức Địa lý tự nhiên có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Dựa trên quan điểm hệ thống và tổng hợp để hiểu được mối quan hệ tương hỗ và quy luật phân bố của các hợp phần tự nhiên trên Trái Đất;
    • Nắm vững những kiến thức cơ bản về Địa lý kinh tế - xã hội, tổ chức lãnh thổ, thể tổng hợp kinh tế - xã hội của các vùng, quốc gia trên thế giới và Việt Nam;
    • Hiểu và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững;
    • Nắm vững những đặc trưng cơ bản của việc dạy học Địa lý, hình thành những kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học Địa lý ở các trường phổ thông.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Tiếng Anh

 Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành công cụ thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khả năng tiếng Anh tốt cũng luôn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Theo đó, ngôn ngữ Anh trở thành ngành học “thời thượng”, thu hút nhiều thí sinh định hướng theo đuổi. Đối với những bạn có khả năng ngoại ngữ tốt và mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh thì ngành Sư phạm Tiếng Anh là một lựa chọn phù hợp với nguyện vọng đó.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Anh

  • Sư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh là English Language Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm tiếng Anh của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; có khả năng học ở các trình độ cao hơn.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
    • Các kiến thức về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, tiếng Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng và đại học.
    • Các phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học tiếng Anh, có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Ngữ văn

 Ngành Sư phạm Ngữ văn là một ngành học hấp dẫn, thú vị phù hợp với những bạn trẻ yêu thích văn chương. Đây là một ngành học năng động bởi sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Ngữ văn

  • Ngành Sư phạm Ngữ văn (tiếng Anh là Literature and Linguistics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường phổ thông đại trà, trường chuyên, trường chất lượng cao và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp; có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo…; sinh viên có thể học tiếp sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.
Đọc tiếp »

Ngành Sư phạm Toán học

 Ngành Sư phạm Toán học hiện nay đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất đa dạng, không chỉ đi dạy học mà còn có thể làm nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực Toán học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Toán học.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Toán học 

  • Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, đó là môn học về "hình và số." Theo quan điểm chính thống, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng Luận lý học (logic) và ký hiệu toán học.
  • Ngành Sư phạm Toán học (tiếng Anh là Mathematics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.
  • Tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
Ngành Sư phạm Toán học
Đọc tiếp »

Ngành Công nghệ sinh học

 Ngành Công nghệ sinh học là ngành học hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học hiện nay. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ sinh học để giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên học ngành này không nhé.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học

  • Công nghệ sinh học (tiếng Anh là Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
  • Hiểu theo nghĩa hẹp, Công nghệ sinh học liên quan đến những kỹ thuật hiện đại như công nghệ di truyền và các kỹ thuật cao cấp khác như cố định enzyme, tạo dòng vi khuẩn tổng hợp protein cho con người hay tạo các kháng thể đơn dòng. Mục tiêu của ngành là sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và các sảm phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng hiện nay.
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Đồng thời , sinh viên cũng được trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
  • Các chuyên ngành của Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ vi sinh, Công nghệ tế bào, Công nghệ mô - công nghệ protein - enzym và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin - sinh học.
Công nghệ sinh học - ngành học có tiềm năng việc làm lớn
Đọc tiếp »

Ngành Công nghệ thực phẩm

 Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này nhé.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm

  • Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
  • Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
  • Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Những thông tin cần biết về ngành công nghệ thực phẩm
Đọc tiếp »