Ngành Kinh tế xây dựng
Kinh tế xây dựng là chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế và quản lý xây dựng. Đây là ngành học được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu liên quan mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Kinh tế xây dựng.
1. Tìm hiểu ngành Kinh tế xây dựng
- Ngành Kinh tế xây dựng (tiếng Anh là Construction Economics) là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng…
- Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình…
- Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.. để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh tế xây dựng trong bảng dưới đây.
PHẦN 1: KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH | |
1. Khối kiến thức giáo dục đại cương | |
1 | Giải tích |
2 | Đại số tuyến tính |
3 | Ngoại ngữ F1 |
4 | Ngoại ngữ F2 |
5 | Pháp luật đại cương |
6 | Tin học đại cương |
7 | Giáo dục quốc phòng |
8 | Giáo dục thể chất F1+F2+F3+F4+F5 |
9 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin F1 |
10 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin F2 |
11 | Đường lối Cách mạng Đảng CSVN |
12 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
13 | Xác suất thống kê |
14 | Kỹ năng làm việc nhóm |
2. Khối kiến thức cơ sở ngành và cơ sở chuyên ngành | |
a. Các học phần bắt buộc | |
1 | Kinh tế học |
2 | Tài chính tiền tệ |
3 | Nguyên lý thống kê |
4 | Kinh tế lượng |
5 | Điều tra quy hoạch |
6 | Hình họa và vẽ kỹ thuật |
7 | Trắc địa đại cương |
8 | Địa kỹ thuật |
9 | Máy xây dựng |
10 | Sức bền vật liệu |
11 | Cơ học xây dựng |
12 | Thiết kế đường ô tô |
13 | Xây dựng đường ô tô |
14 | Công trình nhân tạo F1 |
15 | Công trình nhân tạo F2 |
16 | Vật liệu xây dựng |
17 | Đo bóc khối lượng xây dựng |
18 | Thực tập kỹ thuật |
b. Các học phần tự chọn | |
1 | Khoa học quản lý |
Quản trị kinh doanh | |
2 | Pháp luật xây dựng |
Pháp luật kinh tế | |
3 | Tài chính doanh nghiệp xây dựng |
Thị trường tài chính | |
4 | Đường sắt |
Thủy văn | |
5 | Quản lý hợp đồng xây dựng |
Quản lý dự án đầu tư xây dựng | |
PHẦN 2: KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH | |
1. Kinh tế - Quản lý khai thác cầu đường | |
a. Các học phần bắt buộc | |
1 | Kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường |
2 | Kế hoạch khai thác và an toàn g. thông (bài tập lớn) |
3 | Định mức k.thuật và định giá khai thác thác cầu đường (bài tập lớn) |
4 | Bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô |
5 | Kế toán đơn vị khai thác (bài tập lớn) |
6 | Tổ chức thi công bảo dưỡng sửa chữa công trình (bài tập lớn) |
7 | Phân tích hoạt động khai thác công trình (bài tập lớn) |
8 | Khai thác và kiểm định cầu |
9 | Thực tập tốt nghiệp |
10 | Đồ án tốt nghiệp |
b. Các học phần tự chọn | |
1 | Quản lý tài chính trong khai thác công trình cầu đường |
Thanh toán, quyết toán trong xây dựng | |
2 | Thống kê khai thác cầu đường |
Quản lý đơn vị khai thác | |
2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông | |
a. Các học phần bắt buộc | |
1 | Kinh tế xây dựng |
2 | Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa (bài tập lớn) |
3 | Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dưng (bài tập lớn) |
4 | Thống kê đầu tư xây dựng |
5 | Kế toán xây dựng cơ bản (bài tập lớn) |
6 | Tổ chức và quản lý thi công xây dựng (bài tập lớn) |
7 | Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng (bài tập lớn) |
8 | Lập và phân tích dự án đầu tư |
9 | Thực tập tốt nghiệp |
10 | Đồ án tốt nghiệp |
b. Các học phần tự chọn | |
1 | Thanh toán, quyết toán trong xây dựng |
Hạch toán nội bộ | |
2 | Marketing trong xây dựng |
Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu trong xây dựng |
Theo Đại học Giao thông Vận tải
3. Các khối thi vào ngành Kinh tế xây dựng
- Mã ngành Kinh tế xây dựng: 7580301
- Ngành Kinh tế xây dựng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán - Lý - Hóa học
- A01: Toán - Lý - Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn - Toán - Tiếng Nga
Để tìm hiểu các tổ hợp môn xét tuyển cụ thể của ngành học, thí sinh có thể tham khảo tại thông tin tuyển sinh của trường đào tạo cụ thể.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn của ngành Kinh tế xây dựng
Điểm chuẩn Kinh tế xây dựng được xét theo 2 hình thức là xét học bạ THPT và xét kết quả thi THPT Quốc gia.
- Với hình thức xét theo kết quả thi THPT, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 13 - 18 điểm.
- Với hình thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn dao động trong khoảng 18 - 19 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế xây dựng
Để giúp thí sinh tìm hiểu thông tin trường đào tạo hiệu quả, bài viết xin chia sẻ danh sách trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh tế xây dựng. Cụ thể như sau:
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Phương Đông
- Khu vực miền Trung:
- Khu vực miền Nam:
6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế xây dựng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
- Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển...
- Làm việc tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện.
- Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
- Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản;
- Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng;
- Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình;
- Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
7. Mức lương ngành Kinh tế xây dựng
Ngành Kinh tế xây dựng có mức lương khá cạnh tranh, tùy từng vị trí công việc và địa điểm làm việc. Mức lương của ngành phổ biến ở mức 6 - 15 triệu/ tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế xây dựng
Để có thể theo học ngành Kinh tế xây dựng, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Thích tìm tòi, ham học hỏi;
- Yêu thích ngành Xây dựng;
- Có kỹ năng làm việc nhóm;
- Có khả năng chịu áp lực công việc;
- Tư duy độc lập và có khả năng chịu áp lực công việc.
Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Kinh tế xây dựng, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nhận xét
Đăng nhận xét