Ngành Kế toán
Ngành Kế toán là một ngành rất phổ biến và có tính ổn định cao do nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào. Vì vậy, Kế toán là một ngành học được nhiều người quan tâm và theo học.
1. Tìm hiểu ngành Kế toán
- Kế toán (tiếng Anh là Accountant) là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
- Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
- Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
2. Các chuyên ngành của Kế toán
- Kế toán Doanh nghiệp: Đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán; có kiến thức về thuế - tài chính doanh nghiệp; am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kế toán công: Chuyên ngành này trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công; cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập, bao gồm: Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Kế toán Tài chính Ngân sách xã, Kế toán thu Ngân sách tại cơ quan thuế, hải quan, kế toán các quỹ công ngoài Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị công. Nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm chắc được kiến thức bổ trợ bao gồm: Quản lý tài chính công, quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước, kế toán quản trị và kiểm toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán trong lĩnh công cũng như lĩnh vực tư.
- Kiểm toán: Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo thông qua hệ thống môn học chuyên sâu bao gồm: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán hoạt động, luật doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…
- Kế toán tài chính: là chuyên ngành kế toán tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông về kết quả hoạt động chung của công ty. Chuyên ngành này đào tạo cử nhân nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, có kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
3. Chương trình đào tạo ngành Kế toán
Khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Kế toán.
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học 9-11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Tiếng Anh A2 |
8 | Tiếng Anh B1 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
12 | Toán cao cấp |
13 | Xác suất thống kê |
14 | Toán kinh tế |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các môn học bắt buộc |
15 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
16 | Kinh tế vi mô |
17 | Kinh tế vĩ mô |
18 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
19 | Kinh tế lượng |
III.2 | Các môn học tự chọn |
20 | Lãnh đạo và giao tiếp nhóm |
21 | Lịch sử văn minh thế giới |
22 | Xã hội học đại cương |
23 | Logic học |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các môn học bắt buộc |
24 | Luật kinh tế |
25 | Nguyên lý quản trị kinh doanh |
26 | Kinh tế tiền tệ - ngân hàng |
27 | Tài chính doanh nghiệp 1 |
28 | Nguyên lý kế toán |
29 | Nguyên lý marketing |
IV.2 | Các môn học tự chọn |
30 | Định giá doanh nghiệp |
31 | Đầu tư tài chính |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các môn học bắt buộc |
32 | Kế toán tài chính 1 |
33 | Kế toán tài chính 2 |
34 | Kế toán tài chính 3 |
35 | Kế toán quản trị |
36 | Tài chính doanh nghiệp 2 |
37 | Thuế |
38 | Hệ thống thông tin kế toán |
39 | Quản trị tài chính quốc tế |
40 | Phân tích tài chính |
41 | Kiểm toán căn bản |
42 | Phân tích hoạt động kinh doanh. |
V.2 | Các môn học tự chọn |
V.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
V.2.1.1 | Các môn học chuyên sâu về Kế toán |
43 | Kế toán quốc tế |
44 | Kế toán thuế |
45 | Thực hành kế toán tài chính |
V.2.1.2 | Các môn học chuyên sâu về Kiểm toán |
46 | Kiểm toán tài chính |
47 | Kiểm toán nội bộ |
48 | Thực hành kiểm toán tài chính |
V.2.2 | Các môn học bổ tự chọn chung |
49 | Kế toán doanh nghiệp dịch vụ |
50 | Kế toán ngân hàng thương mại |
51 | Những vấn đề hiện tại của kế toán |
52 | Đàm phán trong kinh doanh |
53 | Các thị trường và định chế tài chính |
V.3 | Kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
V.3.1 | Thực tập và niên luận |
54 | Thực tập thực tế 1 |
55 | Thực tập thực tế 2 |
56 | Niên luận |
V.3.2 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế |
57 | Khoá luận tốt nghiệp |
| 02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp |
58 | Kế toán công |
59 | Kiểm toán dự án |
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Các khối thi vào ngành Kế toán
- Mã ngành Kế toán: 7340301
- Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán:
- A00 - Toán, Lý, Hóa
- A01 - Toán, Lý, Anh
- A04 - Toán, Lý, Địa
- A07 - Toán, Sử, Địa
- A16 - Toán, Văn, KHTN
- B00 - Toán, Hóa Sinh
- C01 - Toán, Văn, Lý
- D01 - Toán, Văn, Anh
- D07 - Toán, Hóa, Anh
- D09 - Toán, Sử, Anh
- D10 - Toán, Địa, Anh
- D90 - Toán, KHTN, Anh
- D96 - Toán, Anh, KHXH
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
5. Điểm chuẩn ngành Kế toán
Điểm chuẩn ngành Kế toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 16 - 23 điểm, tùy thuộc vào khối thi và phương thức xét tuyển THPT Quốc gia năm 2018.
6. Các trường đào tạo ngành Kế toán
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường có ngành Kế toán, vì vậy, để tìm ra một ngôi trường đại học đào tạo ngành Kế toán tốt không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Kế toán phân chia theo từng khu vực.
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)
- Đại học Ngoại Thương Hà Nội
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Học viện Tài Chính
- Đại học Thương Mại
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học Viện Ngân Hàng
- Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Giao Thông Vận Tải
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
- Đại học Điện Lực
- Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Thành Đô
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Mỏ Địa Chất
- Đại học Đông Đô
- Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh Tế - Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM
- Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
- Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM
- Đại học Công Nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
7. Cơ hội việc làm ngành Kế toán
Hiện nay, Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Do đó cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán vô cùng lớn và có triển vọng trong tương lai. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như :
- Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
- Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
- Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính;
- Giảng viên giảng dạy ngành kế toán;
Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường Đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán;
8. Mức lương ngành Kế toán
- Ở những vị trí ít kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương Kế toán có thể dao động từ 5 - 6 triệu/tháng. Mức lương này tăng dần qua các năm khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn (tầm trên 3 năm) từ 7 - 10 triệu/tháng tùy theo năng lực làm việc của bạn.
- Ở vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương sẽ tăng lên khá nhiều có thể dao động từ 10 - 30 triệu/tháng.
- Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15 - 20 triệu/tháng, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 20 - 30 triệu/tháng. Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.
9. Những tố chất để theo học ngành Kế toán
Để học tốt ngành Kế toán, bạn phải hội đủ những tố chất sau:
- Có khả năng tính toán tốt: đây là công việc gắn liền với những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn nên nếu không có sự yêu thích, đam mê cũng như thành thạo sắp xếp, tính toán thì bạn không thể gắn bó lâu dài và dễ rơi vào tình trạng stress.
- Đề cao tính trung thực: một nhân viên kế toán chuyên nghiệp là người luôn đề cao tính khách quan, an toàn thông tin trong quá trình làm việc.
- Luôn cẩn thận và tỉ mỉ: do thường xuyên tiếp xúc, thao tác với vô số tài liệu liên quan đến tài chính, giấy tờ, vì vậy bạn phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ.
- Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc: Kế toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đề ra.
- Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ: để học tốt ngành kế toán, bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Power Point và các phần mềm kế toán thông dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư về ngoại ngữ. Đây là công cụ ngôn ngữ đắc lực để có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.
Với những thông tin hữu ích về ngành Kế toán chúng tôi chia sẻ trên, mong rằng các bạn sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành Kế toán hay không.
Nhận xét
Đăng nhận xét