|

Dẫn đầu xu thế, Dẫn lỗi tương lai

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

 Đất nước ta hiện nay đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho nên mọi lĩnh vực, ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế, kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa luôn có thu nhập cao và không bao giờ lo thất nghiệp. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

  • Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa (một số trường đại học là ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa) là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện... Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…

Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trong bảng dưới đây.

 

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương

1

Những NLCB của CN Mác-Lênin I

2

Những NLCB của CN Mác-Lênin II

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối CM của Đảng CSVN

5

Pháp luật đại cương

 

Giáo dục thể chất

6

Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)

7

Bơi lội (bắt buộc)

 

Tự chọn trong danh mục

8

Tự chọn thể dục 1

9

Tự chọn thể dục 2

10

Tự chọn thể dục 3

 

Giáo dục Quốc phòng - An ninh (165 tiết)

11

Đường lối quân sự của Đảng

12

Công tác quốc phòng, an ninh

13

QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)

 

Tiếng Anh

14

Tiếng Anh I

15

Tiếng Anh II

 

Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản

16

Giải tích I

17

Giải tích II

18

Giải tích III

19

Đại số

20

Xác suất thống kê

21

Phương pháp tính và Matlab

22

Vật lý đại cương I

23

Vật lý đại cương II

24

Vật lý đại cương III

25

Tin học đại cương

 

Cơ sở và cốt lõi ngành

26

Nhập môn kỹ thuật ngành Điện

27

Tín hiệu và hệ thống

28

Lý thuyết mạch điện I

29

Lý thuyết mạch điện II

30

Trường điện từ

31

Điện tử tương tự

32

Thiết kế hệ thống số

33

Lý thuyết điều khiển tuyến tính

34

Kỹ thuật đo lường

35

Máy điện I

36

Điện tử công suất

37

Vi xử lý

38

Kỹ thuật lập trình

39

Hệ thống cung cấp điện (BTL)

40

Truyền động điện

41

Đồ án I

42

Đồ án II

 

Kiến thức bổ trợ

43

Quản trị học đại cương

44

Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp

45

Tâm lý học ứng dụng

46

Kỹ năng mềm

47

Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật

48

Thiết kế mỹ thuật công nghiệp

49

Technical Writing and Presentation

 

Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)

 

Mô đun 1:

50

Điều khiển Logic và PLC

51

Điều khiển quá trình

52

Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp

53

Thiết kế truyền động điện

54

Điều khiển Điện tử công suất

55

Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM)

 

Mô đun 2:

56

Điều khiển Logic và PLC

57

Điều khiển quá trình

58

Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp

59

Hệ thống điều khiển số

60

Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển

61

Thiết kế hệ điều khiển nhúng

 

Mô đun 3:

63

Điều khiển Logic và PLC

64

Điều khiển quá trình

65

Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp

66

Kỹ thuật cảm biến

67

Thiết kế hệ thống nhúng

68

Mạng cảm biến không dây

 

Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân

73

Thực tập kỹ thuật

74

Đồ án tốt nghiệp

 

Khối kiến thức kỹ sư

 

Tự chọn kỹ sư

 

Thực tập kỹ sư

 

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

- Mã ngành: 7520216 (ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ở một số trường có mã ngành: 7510303).

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 từ 14 - 21.5 điểm và xét theo học bạ từ 18 - 24 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Để theo học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng, vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, công ty thương mại dịch vụ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Cụ thể:

  • Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.
  • Kỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
  • Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.
  • Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
  • Thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức...
  • Lập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.
  • Chuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa 

Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Kỹ năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật;
  • Kỹ năng tư vấn, thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa;
  • Kỹ năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động;
  • Có kỹ năng tích hợp các thiết bị;
  • Khả năng thiết kế, chế tạo và kiểm định;
  • Khả năng nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh;
  • Kỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả;
  • Kỹ năng khởi nghiệp.

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa và giúp bạn có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân.

Nhận xét