|

Dẫn đầu xu thế, Dẫn lỗi tương lai

Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

 Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh không phải là một ngành học mới, tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh và học sinh những thông tin cơ bản về ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh trước khi thi tuyển vào ngành này.

1. Tìm hiểu về ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

  • Giáo dục Quốc phòng - An ninh (tiếng Anh là National Defense and Security Education) là môn học được luật định, nó được thể hiện rất rõ trong đường lối giáo dục của Đảng và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
  • Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh nhằm giúp cho sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là chuyên ngành đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh có phẩm chất của người giáo viên nhà nước XHCN Việt Nam; tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh; có sức khoẻ, có ý thức trách nhiệm cao và tác phong mẫu mực.
  • Ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm:
    • Khối kiến thức giáo dục đại cương với các học phần bắt buộc; kiến thức chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành quốc phòng, an ninh;
    • Những vấn đề về kết hợp quốc phòng với kinh tế, đối ngoại, văn hoá, xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập;
    • Được trang bị về kỹ năng như: thành thạo trong giảng dạy; thuần thục thao tác kỹ năng quân sự, sử dụng thành thạo vũ khí bộ binh và hiểu biết các thiết bị quân sự khác; hiểu biết và thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong các cơ sở giáo dục đào tạo.

2. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung

(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ)

1

Triết học Mác - Lênin14Tiếng Anh 3

2

Tiếng Anh 115Tiếng Pháp 3

3

Tiếng Pháp 116Tiếng Nga 3

4

Tiếng Nga 117Giáo dục học

5

Giáo dục thể chất 118
Giáo dục thể chất 3

6

Kinh tế chính trị Mác - Lênin19
Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

Tiếng Anh 220
Giáo dục thể chất 4

8

Tiếng Pháp 221
Thực tập sư phạm 1

9

Tiếng Nga 222
Tiếng Nga chuyên ngành

10

Tin học đại cương23
Tiếng Pháp chuyên ngành

11

Tâm lý học24
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

12

Giáo dục thể chất 225
Thực tập sư phạm 2

13

Chủ nghĩa xã hội khoa học  

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Điều lệnh32Văn hóa học

2

Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh33Chính trị học

3

Lịch sử thế giới34
Lịch sử tư tưởng Việt Nam

4

Lịch sử Triết học35
Lịch sử, truyền thống Quân đội, Công an và Công tác đảng, công tác chính trị

5

Kỹ thuật bắn súng bộ binh36
Công tác quốc phòng

6

Kỹ thuật bắn súng bộ binh37
Tiếng Anh chuyên ngành GDCT - QPAN

7

Âm nhạc38
Tiếng Pháp chuyên ngành GDCT - QPAN

8

Giáo dục kỹ năng sống39
Tiếng Nga chuyên ngành GDCT - QPAN

9

Kỹ năng giao tiếp40
Thực tập sư phạm 1

10

Lịch sử Việt Nam41
Những vấn đề của thời đại ngày nay

11

Logic học42
Phương pháp giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh 2

12

Xã hội học43
Tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin

13

Đường lối quốc phòng, an ninh44
Chuyên đề Triết học 1

14

Công tác bảo đảm hậu cần, quân y45
Chuyên đề Triết học 2

15

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học46
Chuyên đề kinh tế 1

16

Kinh tế học đại cương47
Chuyên đề kinh tế 2

17

Pháp luật học48
Chuyên đề CNXHKH 1

18

Đạo đức học và giáo dục đạo đức49
Chuyên đề CNXHKH 2

19

Tâm lý học và giáo dục học quân sự50
Chuyên đề Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh 1

20

Quân sự chung51
Chuyên đề Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

21

Chiến thuật52
Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng

22

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam53
Chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

23

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm54
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

24

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ55
Thực tế chuyên môn ngành GDCT-QPAN

25

Pháp luật về quốc phòng, an ninh56
Thực tập sư phạm 2

26

Bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội57
Khoá luận tốt nghiệp

27

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia58
Bảo vệ biển đảo trong thời kỳ mới

28

Phương pháp giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh 159
Xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh - Thành phố vững chắc

29

Lý luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT60
Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thông qua các PP kỹ thuật dạy học tích cực

30

Tôn giáo học61
Giáo dục môi trường

31

Kinh tế học dân số  

Theo Khoa Giáo dục Quốc phòng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

- Mã ngành: 7140208

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Anh văn
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Các bạn có thể tham gia giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh tại các trường đại học, cao đẳng, các trường THPT

4. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Các bạn tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Nếu các bạn muốn theo học ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh thì hãy đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

6. Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một môn học mang tính giáo dục lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ, gìn giữ quê hương. Chính vì vậy, sứ mạng của người giáo viên môn học này vô cùng cao cả. Nhà nước đang có sự quan tâm đặc biệt tới môn giáo dục này. Theo đó, sinh viên học ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh ra trường có thể làm việc tại:

  • Giáo viên dạy môn Giáo dục Quốc phòng ở các trường từ bậc Trung học phổ thông;
  • Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh tại đại học, cao đẳng;
  • Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục;
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương;
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ, làm việc cho bộ Quốc phòng, tham gia hoạt động Đoàn, Đội tích cực;
  • Tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Quốc phòng -  An ninh.
Giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh tại các trường 

7. Mức lương ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Nếu bạn là việc trong các đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ có mức lương cơ bản được tính theo quy định hiện hành.

8. Những tố chất cần có để học ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một môn học vừa mang tính chính trị vừa mang hơi thở lịch sử. Nó hướng học sinh, sinh viên đến những tư tưởng yêu nước đúng đắn, cung cấp cho sinh viên về tình hình an ninh nước nhà và thế giới. Sinh viên theo học chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh cần có:

  • Yêu thích giảng dạy;
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;
  • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng;
  • Có tính kỷ luật, có tinh thần quốc phòng, bảo vệ đất nước, gìn giữ hòa bình.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có hiểu biết về ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh, để từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nhận xét