Ngành Công nghệ thực phẩm
Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này nhé.
1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm
- Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
- Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm) và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
- Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm trong bảng dưới đây.
| Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
1 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) |
2 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) |
3 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) |
4 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) |
5 | Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) |
6 | Anh văn căn bản 1 (*) |
7 | Anh văn căn bản 2 (*) |
8 | Anh văn căn bản 3 (*) |
9 | Anh văn tăng cường 1 (*) |
10 | Anh văn tăng cường 2 (*) |
11 | Anh văn tăng cường 3 (*) |
12 | Pháp văn căn bản 1 (*) |
13 | Pháp văn căn bản 2 (*) |
14 | Pháp văn căn bản 3 (*) |
15 | Pháp văn tăng cường 1 (*) |
16 | Pháp văn tăng cường 2 (*) |
17 | Pháp văn tăng cường 3 (*) |
18 | Tin học căn bản (*) |
19 | TT. Tin học căn bản (*) |
20 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 |
21 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 |
22 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
23 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
24 | Pháp luật đại cương |
25 | Logic học đại cương |
26 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
27 | Tiếng Việt thực hành |
28 | Văn bản và lưu trữ học đại cương |
29 | Xã hội học đại cương |
30 | Kỹ năng mềm |
31 | Toán cao cấp A |
32 | Cơ và nhiệt đại cương |
33 | TT. Cơ và nhiệt đại cương |
34 | Hóa học đại cương |
35 | TT. Hóa học đại cương |
36 | Hóa phân tích đại cương |
37 | TT. Hóa phân tích đại cương |
| Khối kiến thức cơ sở ngành |
38 | Sinh hóa B |
39 | TT. Sinh hóa |
40 | Vi sinh đại cương - CNTP |
41 | Hóa lý – CNTP |
42 | Kỹ thuật điện – CNTP |
43 | Cơ học lưu chất và vật liệu rời |
44 | Truyền nhiệt trong chế biến thực phẩm |
45 | Truyền khối trong chế biến thực phẩm |
46 | Tổng kê vật chất và năng lượng |
47 | TT. Kỹ thuật thực phẩm (PTN) |
48 | TT. Kỹ thuật thực phẩm (nhà máy) |
49 | Thống kê phép thí nghiệm - CNTP |
50 | Nhiệt kỹ thuật |
51 | Hình họa và Vẽ kỹ thuật - CNTP |
52 | Đồ án Kỹ thuật thực phẩm |
53 | Phương pháp nghiên cứu khoa học - CNTP |
54 | Máy chế biến thực phẩm |
55 | Kỹ thuật các quá trình sinh học trong chế biến t.phẩm |
56 | Anh văn chuyên môn CNTP |
57 | Pháp văn chuyên môn KH&CN |
58 | Dụng cụ đo trong công nghiệp thực phẩm |
59 | An toàn vàô nhiễm trong sản xuất thực phẩm |
60 | Nước cấp, nước thải kỹ nghệ |
61 | Tin học ứng dụng – CNTP |
62 | Vật lý học thực phẩm |
63 | Phụ gia trong chế biến thực phẩm |
64 | Bao bì thực phẩm |
| Khối kiến thức chuyên ngành |
65 | Hóa học thực phẩm |
66 | Vi sinh thực phẩm |
67 | Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm |
68 | Đánh giá chất lượng thực phẩm |
69 | Thực tập Đánh giá chất lượng thực phẩm |
70 | Quản trị chất lượng sản phẩm |
71 | Kỹ thuật chế biến nhiệt thực phẩm |
72 | Kỹ thuật lạnh thực phẩm |
73 | Kỹ thuật sau thu hoạch rau quả và ngũ cốc |
74 | Kỹ thuật lên men thực phẩm |
75 | Thực tập kỹ thuật cơ sở công nghệ thực phẩm |
76 | Dinh dưỡng người |
77 | Quản lý chất lượng và luật thực phẩm |
78 | TT. Công nghệ thực phẩm (nhà máy) |
79 | TT. Công nghệ thực phẩm (PTN) |
80 | Công nghệ chế biến đường - Bánh kẹo |
81 | Công nghệ thực phẩm truyền thống |
82 | Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa |
83 | Công nghệ chế biến thịt và gia cầm |
84 | Công nghệ chế biến thủy và hải sản |
85 | Công nghệ chế biến gạo và sản phẩm từ gạo |
86 | Công nghệ chế biến dầu - mỡ thực phẩm |
87 | Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao |
88 | Đạo đức kỹ sư công nghệ thực phẩm |
89 | Thực phẩm chức năng |
90 | Phát triển sản phẩm mới |
91 | Luận văn tốt nghiệp - CNTP |
92 | Tiểu luận tốt nghiệp - CNTP |
93 | Kỹ thuật cơ sở |
94 | Kỹ thuật chuyên ngành |
95 | Quản lý và tận dụng phụ phẩm trong sản xuất t.phẩm |
96 | Môi trường - An ninh lương thực và an toàn t.phẩm |
97 | Truy xuất nguồn gốc |
98 | Chuỗi giá trị thực phẩm |
Theo Đại học Cần Thơ
3. Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm
- Mã ngành: 7540101
- Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A02: Toán, Vật lí, Sinh học
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm
Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm của các trường đại học dao động trong khoảng 15 - 25 điểm, tùy theo tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển của từng trường.
5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, điều này khiến các thí sinh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt nhất. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Công nghệ thực phẩm theo từng khu vực.
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Khu vực miền Trung:
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Hoa Sen
6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm lớn cùng mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể:
- Làm việc chuyên môn lĩnh vực công tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt sữa, đồ hộp, chè, cà phê, cá…
- Làm công tác bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu.
- Làm việc tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
- Làm tại vị trí kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng thực phẩm, lĩnh vực bảo quản trên cả nước.
- Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.
- Làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giảng viên tại các viện trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Trở thành nhà kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm.
7. Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, vì vậy, mức lương trong ngành cũng tương đối cao hơn so với những ngành học khác:
- Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 4 - 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí thấp và sử dụng trình độ cơ bản.
- Đối với những bạn có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
- Đối với những bạn đã có kinh nghiệm, tuổi nghề thì sẽ có cơ hội thăng tiến cao. Mức lương đối với vị trí quản lý, giám sát, kỹ sư có thể lên đến 2000USD đến 3000 USD/tháng.
8. Những tố chất cần phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm
Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần có những tố chất cần thiết như:
- Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích;
- Đam mê công nghệ và nghiên cứu;
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;
- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao;
- Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
- Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đòi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.
- Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.
- Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và cơ sở để quyết định có nên học ngành Công nghệ thục phẩm hay không.
Nhận xét
Đăng nhận xét